1853 đến 1876 Tỉnh_của_New_Zealand

Hình thành

Có thêm các tỉnh mới được lập ra theo Đạo luật Hiến pháp New Zealand 1852, theo đó New Zealand có sáu tỉnh là Auckland, New Plymouth, Wellington, Nelson, Canterbury, và Otago. Mỗi tỉnh bầu cơ quan lập pháp riêng mang tên là Hội đồng tỉnh, và bầu ra một quản lý viên song người này không phải thành viên của hội đồng.[1] Các hội đồng bầu chủ tịch của mình tại phiên họp đầu tiên sau bầu cử.[2]

Đạo luật cũng lập ra một đại hội quốc gia gồm hội đồng lập pháp do Thống đốc bổ nhiệm và Chúng nghị viện được bầu cử trực tiếp. Các tỉnh này chính thức hiện hữu vào ngày 17 tháng 1 năm 1853 và điều chỉnh ranh giới của các tỉnh được đăng trong công báo vào ngày 28 tháng 2. Các điều lệ bầu cử được đăng công báo vào ngày 5 tháng 3.[2]

Quyền bầu cử được trao cho các nam giới từ 21 tuổi trở lên và sở hữu tài sản toàn quyền sử dụng có giá trị £50 một năm. Các cuộc bầu cử được tổ chức mỗi bốn năm. Đạo luật Tu chính Hiến pháp New Zealand 1857 quy định bổ nhiệm một phó quản lý viên.

Đạo luật Hiến pháp quy định việc lập thêm tỉnh, và khi gia tăng tình trạng các khu dân cư của người châu Âu được khuếch trương giữa các trung tâm ban đầu của chính quyền cấp tỉnh và số người định cư ở nơi xa xôi gia tăng, Đại hội Quốc gia thông qua Đạo luật các tỉnh mới 1858.[3]

Đạo luật này cho phép bất kỳ 'district' rộng từ 500 nghìn đến 3 triệu acre (2.000–12.000 km2) với dân số gốc Âu không ít hơn 1.000 người được kiến nghị lập tỉnh nếu có ít nhất 60% cử tri chấp thuận. Do đó, tỉnh Hawke's Bay tách khỏi Wellington vào ngày 1 tháng 11 năm 1858; tỉnh Marlborough từ Nelson vào ngày 1 tháng 11 năm 1859; và tỉnh Southland từ Otago vào ngày 1 tháng 4 năm 1861. New Plymouth cũng được đổi tên thành Taranaki theo đạo luật này.[2]

Đảo Stewart từ năm 1853 không thuộc về tỉnh nào, song từ ngày 10 tháng 11 năm 1863 thì được quy thuộc tỉnh Southland.[4]

Các tỉnh được lập theo đaọ luật này bầu quản lý viên của mình theo một cách thức khác biệt. Các thành viên của hội đồng tỉnh sẽ bầu một nhân sĩ phù hợp được liệt trong danh sách bầu cử làm quản lý viên, nếu nhân sĩ này là một thành viên đắc cử thì sẽ phải tổ chức bầu cử bổ sung để lấp chỗ trống.[3]

TỉnhNgày thành lậpLập nên từNgày giải thểNguyên nhân
Auckland17 tháng 11 năm 1853New Ulster1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
New Plymouth [* 1]17 tháng 1 năm 1853New Ulster1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Hawke's Bayngày 1 tháng 11 năm 1858Wellington1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Wellington17 tháng 1 năm 1853New Munster1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Nelson17 tháng 1 năm 1853New Munster1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Marlboroughngày 1 tháng 11 năm 1859Nelson1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Westland1 tháng 12 năm 1873[* 2]Canterbury1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Canterbury17 tháng 1 năm 1853New Munster1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Otago17 tháng 1 năm 1853New Munster1 tháng 11 năm 1876Các tỉnh bị bãi bỏ
Southland25 tháng 3 năm 1861Otago5 tháng 10 năm 1870Hợp nhất cùng Otago
  1. Đổi tên ngày 1 tháng 1 năm 1859
  2. county độc lập vào 1 tháng 1 năm 1868

Bãi bỏ

Gần như ngay sau khi được thành lập, các tỉnh của New Zealand là chủ đề tranh luận chính trị kéo dài. Hai phái nổi lên trong Đại hội Quốc gia: phái tập quyền trung ương chủ trương một chính phủ trung ương mạnh còn phái địa phương chủ nghĩa thì chủ trương chính phủ địa phương mạnh. Các thành viên của phái tập quyền trung ương trong Đại hội Quốc gia nhận định các tỉnh cố hữu đã vụ lợi, và thiên hướng chính trị rổ thịt. Thí dụ như trong xây dựng các tuyến đường sắt, có ba tỉnh đã xây dựng đường sắt với các khổ khác biệt, đường sắt tỉnh Canterbury xây theo khổ "rộng", đường sắt của Southland xây theo khổ "tiêu chuẩn". Kết quả là Đạo luật Công trình công cộng năm 1870 chính thức hóa khổ đường sắt, và tuyến đường sắt đầu tiên của tỉnh Otago được xây theo khổ hẹp "tiêu chuẩn" mới. Bộ trưởng Ngân khố thuộc địa mà về sau là Thủ tướng Julius Vogel phát động các chương trình nhập cư và công trình công cộng nổi tiếng của mình trong thập niên 1870, vay tổng cộng 10 triệu bảng để phát triển các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường bộ, đường sắt, hệ thống thông tin, chúng đều do chính phủ trung ương quản lý. Điều này làm giảm mạnh quyền lực của các tỉnh. Các tỉnh cuối cùng bị bãi bỏ theo Đạo luật bãi bỏ các tỉnh năm 1876, trong nhiệm ký thủ tướng của Harry Atkinson. Các tỉnh chính thức dừng tồn tại vào ngày 1 tháng 1 năm 1877.[5]